BỔ SUNG ENZYME HỖ TRỢ TIÊU HÓA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SAO CHO PHÙ HỢP ?
Trên thị trường hàng hóa vô cùng đa dạng như hiện nay, việc lựa chọn các chế phẩm sinh học chất lượng để bổ sung enzyme cho động vật thủy sản luôn là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân. Trong đó, enzyme bổ sung vào chế độ ăn là một sản phẩm vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối hệ tiêu hoá với động vật thủy sản.
Tuy nhiên việc sử dụng enzyme kém chất lượng, sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng, sử dụng với tiêu chí “bổ sung càng nhiều càng tốt” không chỉ gây tốn kém chi phí cho bà con mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi. Vậy bổ sung enzyme tiêu hóa cho động vật sao cho phù hợp? Bà con hãy cùng với Thái Nam Việt tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tại sao cần bổ sung enzyme vào chế độ ăn cho động vật thủy sản?
Động vật thủy sản có thể tự sản sinh các enzyme nội sinh thủy phân các chất dinh dưỡng hữu cơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp phá vỡ các phân tử hữu cơ lớn thành những phân tử đơn giản dễ tiêu hóa và hấp thu hơn, tuy nhiên trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi, chúng thường không sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn
Bên cạnh đó, thức ăn cho động vật thủy sản hiện nay bà con đang sử dụng chủ yếu là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất khó tiêu hóa, thậm chỉ cản trở quá trình tiêu hóa, điều này dẫn đến hàm lượng enzyme nội sinh trong cơ thể động vật thủy sản không đủ để đáp ứng quá trình thủy phân này. Do đó tôm cá và các động vật nuôi khác dễ gặp các bệnh về tiêu hóa như phân trắng, tổn thương các thụ thể niêm mạc hấp thu dinh dưỡng, đi phân sống và gây ô nhiễm môi trường, lãng phí thức ăn sử dụng.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các loại thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đòi hỏi bộ máy gan tụy của tôm phải làm việc rất nhiều dẫn đến quá sức, từ đó dễ gặp phải các vấn đề về gan tụy tôm.
Ngoài ra, trong hệ thống đường ruột động vật luôn tồn tại một lớp màng sinh học hữu cơ của hợp chất Polysaccharide và protein, lớp màng này hạn chế tác động của kháng sinh đối với nhóm vi khuẩn Gram âm (-) và virus gây hại đang lẫn tránh bên dưới. Enzyme tiêu hóa có tác dụng phá hủy lớp màng sinh học này, từ đó hỗ trợ ức chế mầm bệnh trên hệ tiêu hóa cho động vật nuôi.
Vì vậy việc bổ sung enzyme vào chế độ ăn nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đi áp lực của gan tụy và giúp tôm cá hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng và nhanh chóng là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó việc bổ sung enzyme còn giúp loại bỏ tác động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, enzyme còn được xem là phụ gia thức ăn giúp cải thiện năng suất của thủy sản nuôi và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Bổ sung enzyme như thế nào cho phù hợp?
Nhược điểm của enzyme là không chịu được nhiệt và áp suất cao, trong quá trình chế biến thức ăn, nguyên liệu được đưa vào nồi hấp áp suất cao, nhiệt độ 90 – 110ºC, sau đó ép thành viên dưới áp suất cao một lần nữa, quá trình này sẽ phá hủy enzyme nếu pha trộn nó từ phía nhà máy thức ăn chăn nuôi. Giải pháp cho vấn đề này là bổ sung chế phẩm vi sinh có khả năng tiết ra enzyme hoặc trộn trực tiếp enzyme vào thức ăn trước khi cho ăn để enzyme phát huy hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay việc tìm kiếm các loại enzyme bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản là vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý khi sử dụng các loại enzyme giá rẻ không đảm bảo chất lượng, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng tiêu hóa của động vật nuôi. Các sản phẩm này không chỉ chứa nhiều chất độn mà hàm lượng enzyme lại thấp, khi bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi khiến cơ thể chúng lại tốn thêm năng lượng tiêu hóa thêm các chất độn này, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn sử dụng.
Do đó, khi bổ sung enzyme cần lựa chọn loại enzyme đảm bảo chất lượng, bổ sung lượng vừa đủ nhưng đậm đặc, nguyên chất để tối ưu hiệu quả sử dụng của enzyme , giúp vật nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.
Khi nào động vật thủy sản cần bổ sung enzyme ?
Việc bổ sung enzyme nên được thực hiện thường xuyên và định kì trong quá trình nuôi tôm để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa; giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa cũng như cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí thức ăn và sự thải ra chất dinh dưỡng vào môi trường
Việc bổ sung enzyme vào trong thức ăn có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí thức ăn và sự thải ra chất dinh dưỡng vào môi trường. Bên cạnh đó các trường hợp cần bổ sung tăng liều lượng và liên tục: Động vật nuôi gặp các vấn đề về đường ruột
Đường ruột đứt khúc, lỏng lẻo; Giảm ăn, tiêu hóa kém; Giai đoạn sử dụng kháng sinh trong chu trình nuôi; Giai đoạn sau khi hết bệnh; Chậm lớn; Điều kiện môi trường bất lợi; Nuôi mật độ cao (hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường); Hỗ trợ phòng ngừa bệnh gan (hỗ trợ và giảm tải cho hệ thống gan tụy trong quá trình tiêu hóa); Vùng xung quanh bị dịch bệnh (nhằm hỗ trợ tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch).
Đề xuất giải pháp của Thái Nam Việt
Thái Nam Việt chuyên cung cấp các sản phẩm chế phẩm enzyme đậm đặc, hàm lượng cao và hoạt lực mạnh với các loại enzyme hỗn hợp cũng như enzyme đơn; dạng bột và dạng lỏng được nhập khẩu từ các nhà sản xuất enzyme hàng đầu trên thế giới.
Bằng việc hiểu và nắm bắt được những ứng dụng quan trọng của enzyme, Thái Nam Việt tự tin khẳng định các sản phẩm của mình luôn mang lại hiệu quả mạnh mẽ và sẽ luôn là trợ thủ đắc lực đồng hành cùng bà con.
Tham khảo: Tạp chí Thủy sản Việt Nam