GIẢI PHÁP NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA BÃO: CẦN LÀM GÌ CHO AO TÔM VÀO MÙA MƯA
Vào mùa mưa bão, điều kiện thời tiết thất thường khiến các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm thay đổi đột ngột, gây bất lợi đến sức khỏe tôm nuôi, khiến số lượng tôm hao hụt và để thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Vì vậy, người nuôi cần chú ý đến việc quản lý chất lượng nước trong ao và cách xử lý môi trường nước để giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả khi nuôi tôm mùa mưa.
Nguồn: TheFishSite
PHẦN 1: Chuẩn bị ao nuôi
Bước 1: Bố trí ao nuôi tôm
Để chuẩn bị môi trường nuôi tôm tốt nhất, người nuôi cần có cách bố trí ao nuôi tôm tại những khu vực có đất đai thoát nước tốt, tiếp nhận ánh sáng mặt trời đầy đủ.
- Ao lắng nên bằng khoảng 1/3 – 1/2 ao nuôi.
- Đặt các ống thoát nước mặt, lưu ý việc khai thông kênh mương thoát nước. Luân phiên thay nước sau mỗi vụ nuôi.
- Làm sạch đất ao, đào và xử lý bãi lúa cũng như phân rã sinh học để cung cấp dinh dưỡng cho ao nuôi.
- Gia cố bờ bao ao nuôi để tránh sụt, tràn, thất thoát tôm.
- Kiểm tra hệ thống điện, quạt, sục khí, đảm bảo thiết bị vận hành tốt trong thời tiết mưa gió.
Nguồn: Thủy sản Việt Nam (https://thuysanvietnam.com.vn/quy-trinh-chuan-bi-ao-nuoi-tom/)
Bước 2: Theo dõi và quản lý chặt chẽ chỉ tiêu chất lượng nước ao nuôi
Điều kiện sống và chất lượng nó của ao nuôi nên được quản lý, tránh thay đổi quá lớn để đảm bảo không ảnh hưởng đến tôm. Các yếu tố cần chú ý bao gồm:
Mực nước ao nuôi:
Mực nước ao nuôi tôm cần được giữ không quá nông trong mùa mưa. Trong trường hợp nước mưa tràn bờ, phải xả một lượng nước nhất định để duy trì mực nước trong ao, tránh tình trạng độ mặn giảm và lũ lụt đột ngột.
Độ mặn:
Khi mưa, lượng nước mưa đổ vào sẽ làm nước ao loãng mặn, khiến tôm chậm lớn. Người nuôi tôm cần chú ý kiểm tra độ mặn thường xuyên và có giải pháp thay nước để đưa dần độ mặn trở lại mức phù hợp (10-20% tùy giống tôm).
Độ đục – Phèn:
Sau những trận mưa lớn, nước ao nuôi dễ bị đục do bùn đất, phù sa bị rửa trôi từ bờ ao.
Để làm sạch nước, người nuôi tôm có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Vét bùn đáy ao thường xuyên
- Thay nước toàn bộ hoặc một phần
- Sử dụng chế phẩm vi sinh phân hủy bùn đất tự nhiên từ Thái Nam Việt:
AQUALUM – CONC | Xử Lý Phèn Ao Nuôi Trồng Thủy Sản
Tạo màu nước đẹp, kiểm soát tảo và chất lượng nước, giảm mùi hôi của ao nuôi.
Tham khảo bài viết kỹ thuật về xử lý phèn của Thái Nam Việt để biết thêm chi tiết.
Độ pH:
Độ pH chuẩn của ao nuôi tôm nằm trong khoảng từ 7.5 đến 8.5 tùy thuộc giống tôm. Tuy nhiên khi trời mưa, nước mưa có tính axit làm loãng độ kiềm ở mép ao, rửa trôi phèn từ bờ xuống ao tôm khiến độ pH giảm mạnh.
Nguồn: Tép Bạc
Để duy trì môi trường sống tối ưu cho tôm, độ pH trong nước ao nên được theo dõi và cân bằng thường xuyên bằng những phương pháp sau:
- Trước khi mưa, rải đá vôi khô (CaCO3) dọc bờ ao, liều lượng 10 kg/100m2.
- Sau khi mưa, lấy đá vôi hòa tan vào nước, chắt lấy nước tạt đều xuống ao với liều 15-20 kg/100m2. Chạy quạt để trộn đều nước cho đến khi pH nằm trong ngưỡng cho phép từ 7,5 trở lên.
- Để điều chỉnh độ kiềm trong ao nuôi, dùng bổ sung Dolomite hoặc Soda lạnh – Sodium Bicarbonate (NaHCO3) với liều lượng phù hợp điều chỉnh độ pH tối ưu của từng giống tôm.
Nồng độ Oxy hòa tan (DO):
Khi mưa lớn dẫn đến mực nước dâng cao, tôm thường lặn xuống đáy ao để tránh mưa. Nhưng đây lại là khu vực ít oxy hòa tan và nhiều khí độc H2S, NH3, NO2 nên dễ dẫn đến tình trạng tôm chết ngạt hoặc yếu. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp nâng lượng Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm và khử khí độc nước ao tránh gây sốc cho tôm:
- Tăng cường sục khí và oxy đáy ao bằng cách bật quạt, thông gió ao nuôi, tăng lượng oxy hòa tan trong ao.
- Giảm nhiệt độ, độ mặn và oxy lắng đọng trong ao giúp tránh gây sốc cho tôm.
- Khử khí độc NH3, NO2, trong ao nuôi tôm với chế phẩm vi sinh hỗ trợ từ Thái Nam Việt:
NITRI REMOVER | XỬ LÝ KHÍ ĐỘC
Giảm khí NH3, NO2, và những khí độc khác nhanh chóng, phân hủy chất hữu cơ dư thừa, đặc biệt khi dùng với giá thể Bio Lair.
GIÁ THỂ BIO-LAIR | GIÁ THỂ GIÚP VI SINH CƯ TRÚ VÀ TĂNG SINH KHỐI
Kích hoạt mật độ lợi khuẩn tăng 5 – 7 lần bằng các tạo bề mặt tiếp xúc lớn, tạo nơi cư trú cho vi khuẩn sống hiếu khí và yếm khí cư trú và tăng trưởng. và phát triển.
Bước 3: Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm
Người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động bơi và bắt mồi của tôm nuôi để có các biện pháp xử lý, bổ sung các chế phẩm vi sinh phù hợp và kịp thời.
KẾT LUẬN
Tùy theo tình hình ao nuôi, người nuôi tôm nên áp dụng các biện pháp trên để ổn định môi trường sinh thái, hạn chế mầm bệnh trong ao. Đặc biệt trong mùa mưa, cần thường xuyên đánh giá lại các yếu tố môi trường nước để điều chỉnh phù hợp cho sự phát triển của tôm. Để ổn định môi trường nuôi, người nuôi cần có biện pháp bổ sung đủ khoáng, ổn định độ kiềm, pH, đồng thời giảm khí độc, cắt tảo, ổn định lượng oxy hòa tan trong ao nuôi bằng cách:
- Bố trí ao tại vị trí lý tưởng, đảm bảo sự thông thoáng, thoát nước của ao nuôi, giảm thiểu sự tích tụ chất hữu cơ, giảm khí độc.
- Quan sát màu nước ao, kiểm soát độ pH, độ kiềm, độ mặn, độ đục và tăng lượng oxy hòa tan trong nước.
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm sau khi mưa.
Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng bổ sung các chế phẩm vi sinh hỗ trợ từ Thái Nam Việt để đạt được kết quả tốt nhất:
+ Xử lý nước, cắt tảo ao nuôi tôm:
BEC600S | MÀU TRÀ TRONG TỰ NHIÊN, ĐÁY SẠCH
Chuyển màu nâu trà – vàng rơm sau 24h. Xử lý nhớt bạt sau 24 tiếng. Tăng cường oxy hòa tan trong ao. Giảm tích tụ bùn bã hữu cơ và chất nền đáy. Cải thiện kiểm soát khí.
WD 103 | XỬ LÝ NƯỚC – NHỚT BẠT – CẮT TẢO ĐỘC
Phân hủy chất hữu cơ lơ lửng, cải thiện chất lượng nước, ức chế tảo khi nuôi trồng Tôm, Cá, Ếch và các vật nuôi thủy sinh khác.
+ Phân hủy chất hữu cơ trôi nổi, làm màu nước đẹp, giảm nhớt bạt:
PROCOZOLL | CHUYÊN XỬ LÝ NHỚT BẠT
Thủy phân các chất dinh dưỡng để tạo thức ăn cho vi khuẩn, tôm cá…, phân hủy thức ăn dư thừa, giúp nước nhẹ hơn, khống chế hiện tượng “phì dưỡng”, nước dẻo kẹo.
SLUDGE REMOVER TABLET | XỬ LÝ ĐÁY – NHỚT BẠT – BÙN HỐ SIPHON
Tan hoàn toàn sau 40′ trong nước, phân hủy bùn bả hữu cơ phần đáy ao, hồ chứa nước ô nhiễm, công nghiệp thủy sản.