XỬ LÝ NHỚT BẠT BẰNG VIỆC KẾT HỢP ENZYME VÀ VI SINH
Nuôi tôm ao trải bạt là phương thức đang được nhiều người nuôi lựa chọn. Màng bạt phủ khi lót sẽ ngăn chặn được xự xâm nhập của ô nhiễm hữu cơ, phèn, vi khuẩn dưới lớp bùn đáy ao…, từ đó ngăn chặn hình thành nhớt bạt, duy trì được chất lượng nước tốt. Việc trải bạt sẽ giúp đáy ao sach, lượng thức ăn dư thừa sẽ không bị lẫn vào lớp bùn đáy nên sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, tăng khả năng ăn ở đáy của tôm. Tuy nhiên, hiện tượng nhớt bạt thường hay xảy ra lại khiến nhiều người nuôi rất vất vả.
Nguyên nhân của hiện tượng nhớt bạt
- Thức ăn dư thừa quá nhiều và chất thải tôm lắng xuống đáy làm cho lớp bùn bã đáy ao ngày càng nhiều.
- Nguồn nước cấp bị ô nhiễm hữu cơ.
- Nước ao nuôi quá trong, ánh sáng xuyên xuống đáy ao làm cho tảo, rong nhớt phát triển.
- Nước bị nhiễm phèn, kim loại nặng lắng tụ xuống làm xuất hiện nhớt đáy.
- Sụp floc (hạt floc chết) kết hợp với vi khuẩn yếm khí sẽ hình thành nhớt bạt.
Tác hại của nhớ bạt trong quá trình nuôi tôm
Khi xảy ra hiện tượng nhớt bạt, tôm sẽ rất khó nuôi, tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh tế
- Nhớt bạt đáy là nơi cư trú của vi khuẩn, nấm và các động vật nguyên sinh.
- Là tác nhân gây bệnh đường ruột và gan cho tôm nuôi.
- Cạnh tranh dinh dưỡng và hạn chế sự phát triển của tảo có lợi.
- Xác rong nhớt sau khi phân hủy sẽ sinh ra khi độc.
- Thức ăn lẫn trong nhớt sẽ làm giảm khả năng bắt mồi của tôm.
Nhớt bạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả vụ nuôi. Ảnh: Thái Nam Việt
Cách xử lý
- Chà bạt thủ công,sử dụng HCl giúp vệ sinh bạt sau khi thu hoạch, biện pháp này rất tốn công sức và chi phí.
- Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, giảm lượng thức ăn dư thừa là nguồn dinh dưỡng cho rong nhớt phát triển.
- Duy trì mực nước thích hợp, gây màu nước, tạo độ trong ổn đinh 30-40cm để tránh ánh sáng xuống đáy ao.
- Sử dụng chế phẩm sinh học:
- Chế phẩm Enzyme: Protease, Amylase, Cellulase…, giúp phân hủy tảo và chất hữu cơ dư thừa còn xót lại.
- Chế phẩm vi sinh: chủng vi khuẩn có lợi Bacillus có khả năng phân hủy chất hữu cơ dư thừa, tiết enzyme để cắt tảo.
Đề xuất giải pháp của Công ty Thái Nam Việt
Bên cạnh các biện pháp thông thường, Công ty THÁI NAM VIỆT đã nghiên cứu và phát triển biện pháp kết hợp Enzyme và vi sinh để xử lý nhớt bạt, đem lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn nhưng lại ít tốn chi phí và nhân công. Chỉ cần đánh 1-2 nhịp kết hợp “Enzyme-Vi sinh-Enzyme” sẽ xử lý sạch nhớt bạt trong 12-24h, giảm thiểu công và chi phí chà bạt. Ngoài ra, việc sử dụng định kỳ “Enzyme-Vi sinh-Enzyme” có thể hạn chế nhớt bạt, duy trì chất lượng nước tốt, giúp cho động vật thủy sản phát triển khỏe mạnh.
PROCOZOLL
Một dạng tổng hợp của 5 loại enzyme: Protease, Amylase, Cellulase, Lipase, Urease, giúp khống chế tảo độc và bùn bã hữu cơ
TNV CLARITY PLUS
Chế phẩm vi sinh chuyên xử lý tảo, chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi, với các loài vi khuẩn như: Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens…