CHĂM SÓC LÚA MÙA MƯA: PHÒNG TRÁNH LÚA ĐỔ NGÃ, TĂNG NĂNG SUẤT
Trong mùa mưa bão, làm thế nào để phòng tránh trường hợp lúa đổ ngã dẫn đến mất năng suất? Tham khảo bài viết dưới đây từ đội ngũ Thái Nam Việt:
Ảnh: Bên trái: Ruộng có sử dụng chế phẩm cứng cây, ngắn lóng từ Thái Nam Việt; Bên phải: Ruộng không sử dụng, lúa đổ sập, gãy cây
Vụ lúa Hè – Thu vừa qua, cả nước có kế hoạch gieo cấy khoảng 1,91 triệu héc-ta lúa, sản lượng dự kiến 11 triệu tấn (theo Báo Nhân dân). Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bà con nông dân ghi nhận nhiều trường hợp cây lúa đổ ngã, hoặc “lúa sập”, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng vụ mùa. Ước tính tổng thiệt hại do lúa sập gây ra trên toàn quốc lên đến khoảng 8,4 tỉ đồng cho vụ Hè-Thu 2024.
Như vậy, làm thế nào để phòng tránh trường hợp lúa đổ ngã dẫn đến mất năng suất? Mời bà con nông dân tham khảo bài viết dưới đây từ đội ngũ Thái Nam Việt:
Nguyên nhân lúa đổ ngã:
Những nguyên nhân thường thấy gây ra đổ ngã lúa trong mùa mưa bao gồm: điều kiện thời tiết, sâu hại và tình trạng rễ, thân và lá lúa.
1. Bão lớn, gió to, mưa lớn kéo dài
Điều kiện thời tiết là lý do lớn nhất dẫn đến việc cây lúa đổ ngã hàng loạt. Hằng năm, Việt Nam đón nhiều cơn bão nhiệt đới từ các nước láng giềng, như cơn bão Yagi với sức tàn phá lớn, gây thiệt hại khổng lồ về người và của. Vì vậy, trước những cảnh cáo về mưa bão, bà con trồng lúa cần có các hành động phòng tránh, giảm thiểu và bảo vệ mùa vụ khỏi tác động xấu từ thời tiết.
2. Thân lúa yếu, vươn cao
Ảnh: Kinh tế nông thôn
Trong mùa mưa, thời tiết âm u, ít ánh sáng cũng góp phần khiến lúa phát triển cao lêu nghêu, thân yếu, lá mỏng dài tích luỹ nước sau khi có mưa bão. Sự mất cân đối ngọn và gốc dẫn đến việc cây lúa dễ dàng gãy đổ khi gió to, bão lớn.
3. Ký sinh trùng có hại
Ảnh: Tuyến trùng gây bệnh bướu rễ. Nguồn: vuonsinhthai.com
Thêm một tác nhân khiến lúa dễ đổ ngã là sự xuất hiện của sinh vật có hại. Thời tiết thay đổi thất thường, mưa dầm đan xem nắng gắt khô hạn tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển mạnh mẽ. Các loài ký sinh trùng này đục lỗ làm suy yếu rễ lúa, khiến lúa dễ dàng đổ ngã dưới thời tiết khắc nghiệt.
4. Rễ ngắn, yếu, đất ngập úng
Nguồn: Bảo Minh FE
Trong thời tiết mưa bão dầm dề, đất canh tác ngập úng, khó thoát nước sẽ trở nên mềm nhão không giữ chặt được bộ rễ lúa. Nếu rễ không đủ dài và dày để bám sâu vào đất, cây lúa sẽ dễ dàng tróc gốc, đổ sập.
Tác hại khi lúa đổ ngã
1. Giảm năng suất lúa, giảm chất lượng gạo:
Ảnh: Lúa đổ ngã, rễ ngập úng. Nguồn: DanViet.vn
Lúa đổ ngã có thể giảm năng suất đến 10%, khả năng quang hợp giảm, dinh dưỡng không đến được, dẫn đến tình trạng quá trình tạo hạt bị trì trệ. Ngoài ra, khi thân lúa ngã sạp xuống và ngập úng lâu ngày sẽ dẫn đến việc hạt lúa nảy mầm, mất đến 60-80% năng suất.
Thêm điều kiện thời tiết ẩm ướt, việc này vô tình tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh và ký sinh trùng tấn công, tăng thêm thiệt hại về năng suất và chất lượng lúa. Tất cả những điều trên đều khiến chất lượng gạo giảm mạnh, giá bán sau thu hoạch cũng đồng thời giảm theo.
2. Tăng chi phí thu hoạch, ảnh hưởng tiêu cực đến giá bán:
Ảnh: Thợ gặt được thuê để thu hoạch lúa đổ ngã sau bão
Không chỉ giá bán giảm, lúa đổ ngã còn khiến chi phí thu hoạch đội lên cao hơn. Do không thể sử dụng máy gặt cho lúa ngã, nông dân phải dùng đến sức người để thu hoạch. Bà con nông dân cho biết, công thu hoạch của lúa đổ ngã có thể lên đến 450.000 – 550.000 đ/công, cao hơn nhiều so với công thu hoạch của lúa đứng (khoảng 250.000 – 300.000 đ/công).
Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng đổ ngã hàng loạt của lúa trong mùa mưa bão? Mời bà con nông dân tham khảo những đề xuất dưới đây từ đội ngũ Thái Nam Việt:
CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LÚA ĐỔ NGÃ TRONG MÙA MƯA BÃO:
1. Chọn giống lúa có thân chắc khoẻ, kháng chịu thời tiết khắc nghiệt:
Để hạn chế đổ ngã do thời tiết, bà con nông dân có thể chủ động tìm kiếm những giống lúa có thân cứng chắc khỏe, lóng ngắn và rễ phát triển tốt để có sức kháng chịu điều kiện gió bão khắc nghiệt, phần nào giảm thiểu thiệt hại.
Giống lúa OM 5451, OM18, ĐH 815-6, Thiên Hương 6,TBR97, HG12, ĐT 100 là các giống lúa có ưu điểm chống chọi thời tiết mưa bão khắc nghiệt được Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi khuyến nghị sử dụng cho vụ hè thu để giảm thiểu thất thoát trong thu hoạch.
2. Đẩy nhanh thời điểm thu hoạch để tránh rủi ro:
Bà con nông dân có thể canh ngày thu hoạch sớm để giảm thiểu tác động xấu của mưa bão. Trong vụ Hè – Thu 2024 vừa qua, nông dân trồng lúa thành phố Cần Thơ đã quyết định thu hoạch sớm 71.280ha lúa để bảo tồn năng suất và giá bán (Báo Lao động) trước các cảnh cáo về biến động thời tiết. Nhờ quyết định này, thành phố Cần Thơ đã tránh được thiệt hại lớn về mùa vụ so với các tỉnh thành trồng lúa nước khác.
3. Bón phân vi sinh thúc đẩy lúa cứng cây, ngắn lóng và phát triển bộ rễ
Một trong những biện pháp phòng tránh lúa đổ ngã chính là củng cố và phát triển thân và rễ lúa ngay trong giai đoạn lúa đang phát triển, Để đạt được điều này một cách hiệu quả, Thái Nam Việt gợi ý sử dụng một số các chế phẩm sinh học bảo vệ như sau:
3.1. Sử dụng Flex&Green để thúc đẩy cứng cây, ngắn lóng
Ảnh: Bên phải: Bộ rễ của lúa được thử nghiệm bón Flex&Green, thân lúa cứng cáp và ngắn hơn cây lúa bên trái (không bón)
Cách hiệu quả để hạn chế lúa đổ ngã chính là củng cố độ khoẻ mạnh, cứng cáp của thân lúa. Vì vậy, nhằm “giảm mềm tăng cứng” cho ruộng lúa, bà con nông dân cần chú ý tăng cường lượng Kali, Canxi trong phân bón để thân lúa phát triển cứng cây, ngắn lóng, chống chọi được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
FLEX&GREEN | Cứng cây, ngắn lóng
Chế phẩm Flex&Green tăng cường độ cứng cáp của thân lúa, giúp lúa phát triển, kháng bệnh ức chế nấm và vi sinh bệnh.
Flex&Green cung cấp:
- Chitosan: Kháng nấm, vi sinh gây bệnh, kích thích hệ thống kháng bệnh của cây
- Protein: Cung cấp dinh dưỡng giúp cây lúa cứng cáp, khoẻ mạnh
- Chất Xơ: Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định
Công dụng của Flex&Green:
- Cứng cây cứng lá, hạn chế sâu bệnh.
- Kích thích tăng trưởng tự nhiên
- Tạo lớp bảo vệ bên ngoài cây lúa
- Giúp hạt lúa vàng sáng đẹp tự nhiên.
Liều lượng sử dụng:
- Định lượng: Tối thiểu 1-5 lít/ha/lần.
- Định kỳ: 7-10 ngày dùng 01 lần.
3.2. Bổ sung Wide&Deep cho rễ dày & dài, bám chặt đất
Ảnh: So sánh bộ rễ của cây lúa có sử dụng chế phẩm Wide&Deep của Thái Nam Việt (bên trái) và không sử dụng (bên phải) tại địa điểm Vĩnh Long
Củng cố bộ rễ dài và dày cũng là một cách hiệu quả để lúa chống chọi bật gốc, tránh đổ sập trong thời tiết gió to, mưa bão. Bà con nông dân có thể thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng cách bổ sung chế phẩm vi sinh có lợi Wide&Deep từ Thái Nam Việt.
WIDE&DEEP | Rễ dày & dài, bám chặt đất
Wide&Deep kích thích phát triển bộ rễ dài và dày, tiết enzyme, biofilm thu hút nấm và vi sinh có lợi, cô lập mầm bệnh tới cây trồng, tạo lớp màng bảo vệ sinh học quanh vùng rễ cây.
Wide&Deep cung cấp:
- Các chủng vi sinh Bacillus có lợi cho sự phát triển bộ rễ của cây trồng
Công dụng của Wide&Deep :
- Kích thích phát triển bộ rễ dài và dày.
- Tiết enzyme tạo biofilm tăng thu hút nấm và vi sinh có lợi, cô lập mầm bệnh.
- Tạo lớp màng bảo vệ sinh học quanh vùng rễ cây.
- Chuyển hóa photpho, kali và cố định trung vi lượng.
Liều lượng sử dụng:
Tham khảo chi tiết tại trang thông tin sản phẩm: Wide&Deep
Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất Thái Nam Việt đề xuất:
FLEX&GREEN | CỨNG CÂY NGẮN LÓNG, NGỪA SÂU BỆNH
Giúp cứng cây cứng lá, ức chế nấm và vi khuẩn gây bệnh, kích thích tăng trưởng tự nhiên.
WIDE&DEEP | VI SINH KÍCH THÍCH BỘ RỄ
Kích thích phát triển bộ rễ dài và dày, tiết enzyme, biofilm thu hút nấm và vi sinh có lợi, cô lập mầm bệnh, tạo lớp màng bảo vệ sinh học quanh rễ cây.
☎️ Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể!
CSKH / Zalo: 0979 89 87 87 (Mr. Khanh)
Email: info@thainamviet.vn | chamsockhachhang@thainamviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ThaiNamVietOfficial