GIẢI PHÁP NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA BÃO: DINH DƯỠNG CHO TÔM VÀO MÙA MƯA
Trong Phần 1, người nuôi đã được tư vấn những giải pháp quản lý ao nuôi để đạt điều kiện sống lý tưởng cho tôm cá trong mùa mưa. Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu phương pháp cho ăn để phòng tránh những bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, giúp tôm cá đạt được dinh dưỡng tối đa để phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất cao.
Nguồn: The Fish Site
PHẦN 2: DINH DƯỠNG CHO TÔM TRONG MÙA MƯA
Bước 1: Quản lý lượng thức ăn
Trong mùa mưa, bà con nuôi tôm chỉ nên cho tôm ăn ≤ 50% thức ăn hoặc ngừng ăn khi mưa lớn, tránh cho ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, gây hiện tượng “phì dưỡng”.
Ngoài ra, khi nhiệt độ giảm 1 độ C, sức ăn của tôm sẽ giảm đi 10%. Vì vậy, với nhiệt độ giảm từ 3-5 độ C trong mùa mưa bão, sức ăn của tôm có thể giảm đến 30%. Bà con nuôi tôm cần cân đối gia giảm lượng thức ăn sao cho phù hợp với tình hình thời tiết và điều kiện thực tế của ao nuôi.
Nguồn: All About Feed
Bước 2: Bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn
+ Vitamin C: Sau khi cơn bão đi qua, người nuôi nên chú trọng vào việc tăng cường sức đề kháng cho tôm, đặc biệt là các nhóm Vitamin C để hệ tăng cường miễn dịch, giảm stress, giảm rủi ro tôm bị bệnh chết đen.
+ Sản phẩm bổ trợ gan: Nếu cho tôm ăn nhiều, gan tôm sẽ hoạt động nhiều hơn, kết hợp với những biến động của môi trường sẽ gây suy gan, teo gan và vàng gan khiến tôm rất nhạy cảm với bệnh tật.
+ Sản phẩm bổ trợ sức khỏe tiêu hóa, sức đề kháng: Bà con nuôi tôm nên bổ sung khoáng chất, vi sinh đường ruột (men tiêu hóa) và chất đề kháng beta-glucan để tăng sức đề kháng cho tôm với biến đổi khí hậu, môi trường.
Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất Thái Nam Việt đề xuất:
VITAMIX | THỨC ĂN BỔ SUNG
Chứa các vitamin thiết yếu cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu hóa của tôm cá, tăng cường hệ miễn dịch, tăng tỉ lệ sống và tăng năng suất.
Xem thêm >>
NATUMOULT | THỨC ĂN BỔ SUNG
Bổ sung các loại khoáng chất dinh dưỡng có lợi, giúp cải thiện quá trình lột xác, FCR và tăng trọng nhanh, cải thiện sản lượng.
Xem thêm >>
ENORMOUS | THỨC ĂN BỔ SUNG
Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì hệ vi sinh có lợi trong hệ tiêu hoá của tôm cá, kích thích tăng trọng nhanh, tăng năng suất.
Xem thêm >>
STIMULIV SLP. | CHIẾT XUẤT THẢO DƯỢC BỔ TRỢ GAN TÔM
Chiết xuất từ 4 loại thảo dược quý Ấn Độ, kết hợp chất mang vi sinh nhằm bảo vệ và phục hồi mạnh mẽ tế bào gan, tăng cường khả năng miễn dịch của tôm, cá, ếch.
Xem thêm >>
AQUAFEED/AQUAMEDICA | ỨC CHẾ BỆNH PHÂN TRẮNG
Thức ăn bổ sung vi sinh sống kết hợp với β1,3 – β1,6 D-Glucan, Maman… giúp cải thiện cân bằng hệ đường ruột, ngăn chặn nguồn gây nhiễm nệnh nấm, vibrio, giảm tỉ lệ nhiễm bệnh đốm trắng của tôm, cá, ếch.
Xem thêm >>
Bước 3: Quản lý sức khỏe và hoạt động của tôm nuôi
Số lượng tôm có thể sụt giảm đáng kể trong tuần sau mưa nên bà con nuôi tôm cần đánh giá lại các yếu tố như năng suất tôm, nhiệt độ, các yếu tố môi trường nước, sức khỏe đường ruột tôm để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng.
+ Thường xuyên quan sát vẻ ngoài của tôm bao gồm: hình dạng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân cũng như theo dõi hoạt động bắt mồi, bơi lội của tôm.
+ Lấy mẫu tôm định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xử lý kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bất thường: tôm yếu, phân lỏng, đứt ruột, gan tụy yếu…
+ Bổ sung khoáng: Ao nuôi sau mưa thiếu khoáng khiến tôm khó cứng vỏ, dễ mắc bệnh, ăn thịt lẫn nhau. Cần có biện pháp bổ sung đủ khoáng vào thức ăn tùy theo độ mặn của ao.
Tham khảo thêm Phần 1: Quản lý ao nuôi trong mùa mưa để biết thêm cách quản lý ao nuôi hiệu quả.
KẾT LUẬN
Nuôi tôm trong mùa mưa hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả khi người nuôi chú ý áp dụng các phương pháp quản lý chế độ dinh dưỡng và cho ăn đúng cách, tận dụng nguồn thức ăn phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu suất của mùa vụ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động và quản lý khoa học từ phía người nuôi để đảm bảo sản lượng và chất lượng tôm nuôi ra thị trường.