VIBRIO SPP. – MẦM BỆNH CƠ HỘI TIỀM TÀNG TRONG AO NUÔI TÔM.
Tổng quan về Vibrio
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Tất cả chúng đều yếm khí tùy tiện và là nhóm vi khuẩn chiếm đa số trong môi trường nước biển tự nhiên, cửa sông; chúng tồn tại chủ yếu trong đường ruột tôm; một số loài còn là tác nhân gây bệnh cho người và đồng vật biển.
Vibrio spp là nhóm vi khuẩn cơ hội, khi điều kiện bất lợi xảy ra ( tôm nhiễm virus, nấm, ký sinh trùng, môi trường nước ao thay đổi, tôm bị sốc) chúng sẽ chiếm ưu thế phát triển mạnh và gây bệnh cho các loài động vật sống chung trong môi trường. Độc lực của những loài Vibrio spp còn phụ thuộc rất nhiều vào vi sinh vật thường trú trong cơ thể tôm và điều kiện từ môi trường sống. Do đó nên xây dựng một môi trường sống ổn định và an toàn không gây hại cho nhau giữa vi sinh vật và tôm.
Một số loài Vibrio gây bệnh cho động vật thủy sản: V.alginolyticus, V. anguillarum, V. ordalii, V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus …
Đối với cá Vibrio spp. gây bệnh nhiễm khuẩn máu là chủ yếu. Đối với tôm Vibrio spp. gây bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin. V.parahaemolyticus gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm sú, gây bệnh chết sớm cho tôm thẻ chân trắng (EMS/AHPND). V.alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú, V.parahaemolyticus, V.harveyi, V.vulnificus, V.anguillarum… gây bệnh đỏ thân ở tôm sú thịt, ăn mòn vỏ ở giáp xác, gây bệnh máu vón cục ở cua, gây bệnh ấu trùng nhuyễn thể. V. parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích .
Ngoài ra, một số chủng có thể gây viêm dạ dày cấp tính, dịch tả ở người khi chúng ta ăn phải hải sản bị nhiễm mầm bệnh.
Dấu hiệu bệnh lý khi tôm nhiễm Vibrio
Tôm ở trạng thái không bình thường: Nổi đầu, bơi tấp mé và bơi kéo đàn lòng vòng. Tôm bơi yếu, lờ đờ, ăn kém và bỏ ăn.
Xuất hiện các điểm đỏ, đốm đen, bị ăn mòn trên các bộ phận như thân, ngực và các phần phụ bộ của tôm.
Tôm có sự biến đổi màu sắc vỏ, chuyển màu đỏ hoặc xanh. Vỏ tôm bị mềm và xuất hiện các vết hoại tử, cơ thịt có màu đục, tôm bị phân trắng kéo dài.
Gan tôm bệnh thường xuất hiện nhiều trạng thái: Sưng to, mềm nhũn, nhạt màu, nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai ( Tôm nhiễm EMS/ AHPND)
Ấu trùng tôm và tôm giống có hiện tượng phát sáng khi nhiễm V.parahaemolyticus và V.harveyi.
Tôm cá bị nhiễm Vibrio sẽ chết rải rác đến hàng loạt 100% => Gây thiệt hại rất lớn đối với người nông dân.
Các biện pháp phòng trị bệnh
Đối với bệnh do nhiễm Vibrio, khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì có thể sử dụng một số loại kháng sinh đã được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành. Tuy nhiên việc này sẽ dẫn đến việc tồn dư hàm lượng kháng sinh trong động vật thủy sản nuôi, điều này dẫn đến việc xuất bán, xuất khẩu ra thị trường gặp khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó khi sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh trên động vật thủy sản dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Do đó bệnh do Vibrio spp chủ yếu phòng là chính:
- Chuẩn bị ao: Xử lí đáy, phơi ao, diệt khuẩn nước thật kĩ trước khi thả nuôi.
- Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ, tôm giống sạch bệnh.( Kiểm tra bệnh bằng phương pháp PCR)
- Quản lí tốt chất lượng nước, mật độ tảo, siphon đáy để giảm mật độ Vibrio spp. gây bệnh trong môi trường nước nuôi, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu nước để có các biện pháp kịp thời giảm stress cho tôm.
- Thường xuyên kiểm tra và duy trì mật độ vi khuẩn có trong nước ao và môi trường nuôi ở ngưỡng phù hợp.
- Cho tôm ăn vừa đủ, lựa chọn loại thức ăn sạch phù hợp.
- Các biện pháp bổ sung probiotics: Bổ sung vi sinh vật có lợi vào môi trường nước cũng như vào cơ thể tôm cá. Probiotics sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong môi trường sống của động vật thủy sản, ức chế sự phát triển của vi khuẩn cơ hội gây bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, tiết kiệm, an toàn, thân thiện với môi trường.
Đề xuất giải pháp của Thái Nam Việt:
Thái Nam Việt chuyên cung cấp các sản phẩm chế phẩm sinh học hàm lượng cao và hoạt lực mạnh. Bằng cách cạnh tranh với Vibrio có hại về dinh dưỡng và không gian sống đồng thời tạo ra các chất ức chế với vi khuẩn có hại, đồng thời bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, các chủng vi sinh vật của Thái zNam Việt mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho động vật thủy sản nuôi như tôm, cá, ốc, ếch, cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho động vật nuôi. Do đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giải quyết được các vấn đề mục tiêu và đảm bảo cho sự tăng trưởng và sức khỏe tôm, hạn chế được thiệt hại và nâng cao năng suất